Đề cương Tin học 10. HKI - 2022-2023

 

I. Phần trắc nghiệm.

Bài 1. Thông tin và xử lý thông tin

Câu 1. Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:

A. Văn bản.               B. Âm thanh.            C. Hình ảnh.              D. Dãy bit.

Câu 2. Quá trình xử lí thông tin gồm các bước nào?

A. Tiếp nhận dữ liệu, xử lí dữ liệu, đưa ra kết quả.

B. Tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin, đưa ra kết quả.

C. Tiếp nhận thông tin, chuyển thành dữ liệu, tính toán dữ liệu, đưa ra kết quả.

D. Cả ba đáp án đều sai.

Câu 3. Thông tin là gì?

A. Các văn bản và số liệu.

B. Tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết.

C. Văn bản, hình ảnh, âm thanh.

D. Hình ảnh, âm thanh.

Câu 4. Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. 1MB = 1024KB.      B. 1PB = 1024 GB.                C. 1ZB = 1024PB.         D. 1Bit = 1024B.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quan hệ giữa thông tin và dữ liệu?

A. Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.

B. Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu.

C. Thông tin và dữ liệu có tính độc lập tương đối.

D. Thông tin không có tính toàn vẹn.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là phù hợp nhất về khái niệm bit?

A. Chính chữ số 1.                                       B. Một số có 1 chữ số.

C. Đơn vị đo khối lượng kiến thức.                       D. Đơn vị đo lượng thông tin.

Câu 7. Đơn vị đo lượng thông tin cơ sở là:

A. Bit.                         B. GHz.                      C. GB.                                    D. Byte.

Câu 8. Bản chất quá trình mã hóa thông tin?

A. Chuyển dãy hệ nhị phân về hệ đếm khác.                   B. Đưa thông tin vào máy tính.

C. Chuyển thông tin về bit nhị phân.                                D. Nhận dạng thông tin.

Câu 9. Chọn phát biểu đúng trong các câu sau:

A. Dữ liệu là thông tin.                                            B. RAM là bộ nhớ ngoài.

C. Đĩa mềm là bộ nhớ trong.                                              D. Một byte có 8 bit.

Câu 10. 1 byte có thể biểu diễn ở bao nhiêu trạng thái khác nhau:

A. 65536.                   B. 256.                                   C. 255.                                   D. 8.

Câu 11. Chọn câu đúng trong các câu dưới đây?

A. Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào trong máy tính.

B. CPU là vùng nhớ đóng vai trò trung gian giữa bộ nhớ và các thanh ghi.

C. Đĩa cứng là bộ nhớ trong.

D. 8 bytes = 1 bit.

Câu 12. Hãy chọn phương án ghép đúng: Mã hóa thông tin thành dữ liệu là quá trình…

A. Chuyển thông tin bên ngoài thành thông tin bên trong máy tính.

B. Chuyển thông tin về dạng mà máy tính có thể xử lí được.

C. Chuyển thông tin về dạng mã ASCII.  

D. Thay đổi hình thức biểu diễn để người khác không hiểu được.

 

Bài 2. Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội

Câu 1. Chọn nhóm từ thích hợp điền vào đoạn sau: Ngành tin học gắn liền với…… và ……máy tính điện tử.

A. Tiêu thụ, sự phát triển.                           B. Sự phát triển, tiêu thụ.

C. Sử dụng, tiêu thụ.                                                D. Sự phát triển, sử dụng.

Câu 2. Loại công cụ nào gắn liền với nền văn minh thông tin?

A. Máy phát điện.     B. Máy tính điện tử.             C. Đồng hồ.               D. Động cơ hơi nước.

Câu 3. Trong những tình huống nào sau đây, máy tính thực thi công việc tốt hơn con người?

A. Khi dịch một tài liệu.                              B. Khi thực hiện một phép toán phức tạp.

C. Khi chuẩn đoán bệnh.                            D. Khi phân tích tâm lí một con người.

Câu 4. Đặc thù của ngành tin học là gì?

A. Quá trình nghiên cứu và ứng dụng các công cụ tính toán.

B. Quá trình nghiên cứu và xử lí thông tin một cách tự động.

C. Quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không tách rời việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử.

D. Quá trình nghiên cứu và xử lí thông tin.

Câu 5. Chọn phương án ghép đúng nói về thuật ngữ tin học trong các câu sau: Tin học là…

A. Lập chương trình cho máy tính.

B. Máy tính và các công việc liên quan đến máy tính điện tử.

C. Áp dụng máy tính trong các hoạt động xử lý thông tin.

D. Ngành khoa học về xử lý thông tin tự động dựa trên máy tính điện tử.

Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Máy tính tốt là máy tính nhỏ, gọn và đẹp.

B. Máy tính ra đời làm thay đổi phương thức quản lí và giao tiếp trong xã hội.

C. Các chương trình trên máy tính ngày càng đáp ứng được nhiều ứng dụng thực tế và dễ sử dụng hơn.

D. Giá thành máy tính ngày càng hạ nhưng tốc độ, độ chính xác của máy tính ngày càng cao.

Câu 7. Tin học là một ngành khoa học vì đó là ngành:

A. Có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng.

B. Được sinh ra trong nền văn minh thông tin.

C. Sử dụng máy tính điện tử.

D. Nghiên cứu máy tính điện tử.

Câu 8. Đặc điểm nổi bật của xã hội hiện nay là gì?

A. Sự ra đời của máy cơ khí.

B. Sự ra đời của máy tính điện tử.

C. Sự ra đời của máy bay.

D. Sự ra đời của ô tô.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Máy tính là sản phẩm trí tuệ duy nhất của con người.

B. Học tin học là học sử dụng máy tính.

C. Máy tính có thể thay thế hoàn toàn cho con người trong việc xử lý thông tin.

D. Con người phát triển toàn diện của xã hội hiện đại là con người phải có hiểu biết về tin học.

Câu 10. Theo em, hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là gì?

A. Khả năng lưu trữ còn thấp so với nhu cầu.

B. Giá thành vẫn còn đắt so với đời sống hiện nay.

C. Kết nối mạng internet còn chậm.

D. Không có khả năng tư duy toàn diện như con người.

Câu 11. Thiết bị nào dưới đây là thiết bị thông minh:

A. Đồng hồ kết nối với điện thoại qua Bluetooth.

B. Cân.

C. Ổ cắm.

D. Khóa đa năng.

 

Bài 8. Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại.

Câu 1. Phạm vi sử dụng của internet là?

A. Chỉ trong gia đình.                                              B. Chỉ trong cơ quan.

C. Chỉ ở trên máy tính và điện thoại.                    D. Toàn cầu.

Câu 2. Điện thoại thông minh được kết nối internet bằng cách nào?

A. Qua dịch vụ 3G, 4G, 5G.

B. Kết nối gián tiếp qua wifi.

C. Qua dịch vụ 3G, 4G, 5G và kết nối gián tiếp qua wifi

D. Không thể kết nối.

Câu 3. Theo phạm vi địa lí, mạng máy tính chia thành mấy loại?

A. 3.                            B. 4.                            C. 2.                            D. 5.

Câu 4. Mạng cục bộ viết tắt là gì?

A. LAN.                     B. WAN.                    C. MCB.                     D. Không có kí tự viết tắt.

Câu 5. Mạng LAN có phạm vi địa lí…. mạng WAN.

A. Lớn hơn.               B. Bé hơn.                 C. Bằng.                     D. Bằng hoặc lớn hơn.

Câu 6. Các LAN có thể kết nối với nhau thông qua thiết bị nào?

A. Switch.                  B. HUB.                     C. Router.                  D. Không có.

Câu 7. Chọn phát biểu đúng?

A. Mạng cục bộ không có chủ sở hữu.      B. Mạng internet có chủ sở hữu.

C. Phạm vi của mạng internet là toàn cầu.           D. Mạng cục bộ không thể lắp đặt trong gia đình.

Câu 8. Phần mềm tạo lớp học ảo Zoom là phần mềm gì?

A. Phần mềm ứng dụng.                              B. Phần mềm nền tảng.

C. Phần mềm giải trí.                                               D. Không là phần mềm gì cả.

Câu 9. Lưu trữ thông tin trên Internet qua Google drive là thuê phần :

A. Ứng dụng.                        B. Cứng.                     C. Mềm.                     D. Dịch vụ.

Câu 10. Việc chia sẻ tài nguyên mạng theo nhu cầu qua internet miễn phí hoặc trả phí theo hạn mức sử dụng được gọi là

A. Thuê phần cứng.                                      B. Thuê ứng dụng.

C. Thuê phần mềm.                                      D. Dịch vụ điện toán đám mây.

Câu 11. Dịch vụ lưu trữ đám mây của Microsoft là gì?

A. Mediafire.

B. Google Drive.

C. One Drive.

D. Google meet.

 

BÀI 9. An toàn trên không gian mạng

Câu 1. Khi truy cập mạng, mọi người có thể bị kẻ xấu lợi dụng, ăn cắp thông tin hay không?

A. Có.                         B. Không.                  C. Tùy trường hợp.              D. Không thể.

Câu 2. Biện pháp nào bảo vệ thông tin cá nhân không đúng khi truy cập mạng?

A. Không ghi chép thông tin cá nhân ở nơi người khác có thể đọc.

B. Giữ máy tính không nhiễm phần mềm gián điệp.

C. Cẩn trọng khi truy cập mạng qua wifi công cộng.

D. Đăng tải tất cả thông tin cá nhân lên mạng cho mọi người cùng biết.

Câu 3. Biện pháp nào phòng chống hành vi bắt nạt trên mạng?

A. Không kết bạn dễ dãi trên mạng.

B. Không trả lời thư từ với kẻ bắt nạt trên diễn đàn.

C. Chia sẻ với bố mẹ, thầy cô.

D. Cả 3 ý.

Câu 4. Thảm họa Sâu WannaCry tống tiền bằng cách mã hóa toàn bộ thông tin có trên đĩa cứng và đòi tiền chuộc mới cho phần mềm hóa giải diễn ra vào năm nào?

A. 2016.                     B. 2017.                     C. 2018.                     D. 2019.

Câu 5. Bản chất của virus là gì?

A. Các phần mềm hoàn chỉnh.                                           B. Các đoạn mã độc.

C. Các đoạn mã độc gắn với một phần mềm.                   D. Là sinh vật có thể thấy được.

Câu 6. Trojan gọi là gì?

A. Phần mềm độc.    B. Mã độc.     C. Ứng dụng độc.     D. Phần mềm nội gián.

Câu 7. Phần mềm độc hại viết ra có tác dụng gì?

A. Dùng để hỗ trợ các ứng dụng.

B. Dùng với ý đồ xấu, gây ra tác động không mong muốn.

C. Cải thiện khả năng xử lí của máy tính.

D. Cả 3 ý.

Câu 8. Phần mềm chống virus Window Defender được tích hợp trên hệ điều hành nào?

A. MS-DOS.              B. Window XP.                     C. Window 7.                        D. Window 10, 11.

Câu 9. Trojan là một phương thức tấn công kiểu:

A. Can thiệp trực tiếp vào máy nạn nhân để lấy các thông tin quan trọng.

B. Đánh cắp dữ liệu của nạn nhân truyền trên mạng

C. Tấn công làm tê liệt hệ thống mạng của nạn nhân.

D. Điều khiển máy tính nạn nhân từ xa thông qua phần mềm cài sẵn trong máy nạn nhân.

Câu 10. Thiết lập lựa chọn và quét virus với Window Defender gồm mấy bước?

A. 2.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 11. Có mấy kiểu quét trong Window Defender?

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 12. Dựa vào hiểu biết của bản thân, đâu không là phần mềm chống phần mềm độc hại?

A. Ubuntu.                 B. BKAV.                  C. Kapersky.             D. Antivirus.

 

BÀI 11. Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền

Câu 1. Đưa thông tin không phù hợp lên mạng có thể bị coi là vi phạm gì?

A. Vi phạm pháp luật.                                                         B. Vi phạm đạo đức.           

C. Tùy theo nội dung và hậu quả.                                      D. Không vi phạm.

Câu 2. Công bố thông tin cá nhân hay tổ chức mà không được phép là loại hành vi vi phạm gì?

A. Vi phạm đạo đức.                                                            B. Vi phạm pháp luật.                     

C. Vi phạm tính dân chủ..                                                   D. Không vi phạm.

Câu 3. Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam ban hành vào năm nào?

A.1998.                      B. 2008.                     C. 2018.                     D. 2017.

Câu 4. Hành vi nào sau đây không là hành vi vi phạm pháp luật về chia sẻ thông tin?

A. Chia sẻ tin tức của trang báo Lao Động lên trang cá nhân Facebook.

B. Chia sẻ văn hoá phẩm đồi truỵ trên mạng.

C. Đăng tin sai sự thật về người khác lên Zalo.

D. Phát tán video độc hại lên mạng.

Câu 5. Quyền tác giả là gì?

A. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

B. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm mình không sáng tạo ra hoặc không sở hữu.

C. Quyền của tất cả mọi người đối với tác phẩm mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

D. Không có quyền tác giả.

Câu 6. Ngày 25 tháng 6 năm 2019, Quốc hội Việt Nam ban hành Luật gì quy định quyền tác giả đối với tác phẩm?

A. Luật tác giả.         B. Luật sở hữu.         C. Luật sở hữu trí tuệ.                      D. Luật trí tuệ.

Câu 7. Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm quyền thân nhân và quyền …:

A. Sở hữu.                 B. Trí tuệ.                  C. Tài sản.                             D. Giá trị.

Câu 8. Trong tin học, mua phần mềm … mua quyền sử dụng. Chọn từ còn thiếu trong câu trên?

A. Giống.                   B. Khác.                     C. Phân biệt.                         D. Là cách.

Câu 9. Khi đưa tin lên mạng xã hội, đáp ứng các yêu cầu về an ninh mạng. Yêu cầu nào trái với quy định an ninh mạng:

A. Chính xác.                                                                        B. Tính riêng tư.

C. Thích thì đăng thông tin của người khác.                    D. Phù hợp với văn hoá.

Câu 10. Mua quyền sử dụng cho một máy tính, sau đó cài đặt cho máy thứ hai là hành vi vi phạm gì?

A. Vi phạm đạo đức.                                                            B.Vi phạm pháp luật.

C. Vi phạm bản quyền.                                           D. Không vi phạm gì.

Câu 11. Chỉ mua quyền sử dụng thì người mua có thể làm gì đối với sản phẩm?

A. Chỉ sử dụng.                     B. Kinh doanh.         C. Bán.           D. Không thể tác động gì.

BÀI 12. Phần mềm thiết kế đồ họa

Câu 1. Quá trình thiết kế các thông điệp truyền thông bằng hình ảnh; giải quyết vấn đề thông qua sự kết hợp hình ảnh, kiểu chữ với ý tưởng để truyền tải thông tin đến người xem gọi là?

A. Thiết kế ảnh.                    B. Thiết kế quảng cáo.         C. Thiết kế ý tưởng. D. Thiết kế đồ họa.

Câu 2. Có mấy loại đồ họa cơ bản?

A. 2.                                        B. 3.                                        C. 4.                            D. 5.

Câu 3. Trong đồ họa điểm ảnh, hình ảnh được tạo thành từ các:

A. Chấm ảnh.                                    B. Khung ảnh.                                   C. Điểm ảnh.             D. Màu ảnh.

Câu 4. Trong đồ họa vectơ, hình ảnh được xác định theo:

A. đường nét.                        B. đường thẳng.                    C. chấm ảnh.             D. điểm ảnh.

Câu 5. Phần mềm nào không là phần mềm đồ họa?

A. Adobe Photoshop.                      B. GIMP.                                C. Inkscape.              D. Word.

Câu 6. Có mấy loại phần mềm đồ họa?

A. 2.                                        B. 3.                                        C. 4.                            D. 5.

Câu 7. Cần thiết kế một bộ sản phẩm bút, sổ danh thiếp, … nên dùng phần mềm nào?

A. Paint.                                 B. Power Point.                     C. Inkscape.              D. Photoshop.

Câu 8. Để thêm các đối tượng có sẵn trên hộp công cụ trong Inkscape cần thực hiện theo mấy bước?

A. 2.                                        B. 3.                                        C. 4.                            D. 5.

Câu 9. Phần mềm Inkscape có sản phẩm đuôi mở rộng là:

A. .ink.                                   B. .scp.                                   C. .svg.                       D. .pts.

Câu 10. Thanh công cụ nào được sử dụng nhiều nhất trong Inkscape?

A. Bảng màu.                                                                                    B. Thanh thiết lập chế độ kết dính.

C. Thanh điều khiển thuộc tính.                                         D. Hộp công cụ.

Câu 11. Mỗi hình vẽ bao gồm các:

A. Đối tượng đồ họa.                       B. Hình đồ họa.        C. Điểm đồ họa.       D. Không bao gồm gì.

Câu 12. Đâu không là đặc điểm của đồ hoạ điểm ảnh?

A. Định nghĩa bằng tập điểm.                                

B. Phù hợp tạo logo, minh hoạ và bản vẽ kĩ thuật, …

C. Phóng to có ảnh hưởng chất lượng hình.                    

D. Ảnh lớn, độ chi tiết tương ứng kích thước tệp lớn.

Câu 13. Có thể tạo tệp mới trong Inkscape bằng cách nào?

A. Lệnh File/New.

B. Tổ hợp phím Ctrl + N.

C. Lệnh File/New hoặc tổ hợp phím Ctrl + N .

D. Tổ hợp phím Ctrl + O.

Câu 14. Inkscape là phần mềm:

A. miễn phí để tạo, chỉnh sửa sản phẩm đồ họa vectơ.               B. chỉnh sửa văn bản.

C. chỉnh sửa video.                                                                          D. độc hại.

BÀI 13. Bổ sung các đối tượng đồ họa

Câu 1. W, H là viết tắt của thuộc tính nào của hình chữ nhật?

A. Chiều rộng, chiều dài.    B. Bán kính.  C. Cung.         D. Góc của điểm đầu và điểm cuối.

Câu 2. Thuộc tính Spoke ratio có ở hình nào?

A. Hình vuông.         B. Hình chữ nhật.     C. Hình elip. D. Hình sao.

Câu 3. Đâu không là thuộc tính của hình sao trong Inkscape?

A. Corners.                B. Rounded.              C. Spoke Ratio.                    D. Start, End.

Câu 4. Để tuỳ chỉnh màu tô và màu vẽ trong Inkscape, ta sử dụng hộp thoại?

A. Stroke Style.        B. Fill and Stroke.    C. Opacity.                            D. Fill Style.

Câu 5. Để xác định đường viền của đối tượng dạng nét đứt, cần chọn trang nào trong hộp thoại Fill and Stroke?

A. Fill.                        B. Stroke paint.         C. Stroke style.                     D. Cả A và B.

Câu 6. Có mấy phép ghép các đối tượng đồ họa?

A. 3.                            B. 4.                            C. 5.                                        D. 6.

Câu 7. Phép hợp các đối tượng đồ họa cần dùng tổ hợp phím gì?

A. Ctrl + /                  B. Ctrl + +                 C. Ctrl + -                              D. Ctrl + *

Câu 8. Phép giao các đối tượng đồ họa cần dùng tổ hợp phím gì?

A. Ctrl + *                 B. Ctrl + -                  C. Ctrl + ^                             D. Ctrl + / 

Câu 9. Phép hiệu đối xứng các đối tượng đồ họa cần dùng tổ hợp phím gì?

A. Ctrl + +                 B. Ctrl + -                  C. Ctrl + ^                             D. Ctrl + /

Câu 10. Phép cắt cho phép thực hiện như thế nào đối với đối tượng?

A. Cắt hình lớp dưới thành các phần bởi giao điểm giao ở viền hình lớp trên.

B. Cắt hình lớp trên thành các phần bởi giao điểm giao ở viền hình lớp dưới.

C. Cắt hình lớp dưới và hình lớp trên.

D. Không cắt hình.

Câu 11. Tổ hợp phím Ctrl + / thực hiện phép nào trong Inkscape?

A. Phép hợp.             B. Phép chia.             C. Phép giao.                         D. Phép cắt.

Câu 12. Tổ hợp phím Ctrl + Alt + / thực hiện phép nào trong Inkscape?

A. Phép cắt.               B. Phép chia.             C. Phép hợp.                         D. Phép giao.

Câu 13. Các phép ghép đối tượng đồ họa trong Inkscape thực hiện bằng cách chọn lệnh trong bảng chọn nào?

A. Fill.                        B. Stroke.                   C. Stroke Style.                    D. Path.

BAI 14. Làm việc với đối tượng đường và văn bản

Câu 1. Cần ít nhất bao nhiêu điểm để xác định một đường thẳng?

A. 3.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 2.

Câu 2. Có mấy bước vẽ đối tượng đường?

A. 2.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 3. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

A. Hình khối là đối tượng được định nghĩa sẵn trong Inkscape và xác đinh bởi các tính chất toán học chặt chẽ.

B. Khi điều chỉnh hình khối ta thu được hình mới với đặc trưng thay đổi.

C. Không thể điều chỉnh các đối tượng tự do dạng đường.

D. Các đối tượng tự do không thể chỉnh thành hình dạng khác.

Câu 4. Chọn từ còn thiếu trong câu sau:Khi nối các đoạn thẳng hoặc đoạn cong với nhau ta thu được đường cong … hơn.

A. đơn giản.               B. phức tạp.               C. cong.                     D. thẳng.

Câu 5. Điểm nối giữa các đoạn có mấy loại điểm neo?

A. 2.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 6. Điểm neo trơn được thể hiện bằng hình gì?

A. hình tam giác.      B. hình vuông, hình tròn.    C. hình thoi.  D. hình bình hành.

Câu 7. Điểm neo góc được thể hiện bằng hình gì?

A. hình tam giác.      B. hình vuông, hình tròn.    C. hình thoi.  D. hình bình hành.

Câu 8. Độ cong tại mỗi điểm phụ thuộc vào mấy yếu tố?

A. 2.                            B. 3.                                        C. 4.                D. 5.

Câu 9. Có mấy bước chỉnh sửa điểm neo?

A. 2.                            B. 3.                                        C. 4.                D. 5.

Câu 10. Chọn từ còn thiếu trong câu sau: Ta có thể tinh chỉnh đối tượng đường dựa vào … và các điểm, đường chỉ hướng.

A. điểm neo.              B. điểm chỉ hướng.               C. đường.                   D. đường neo.

Câu 11. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

A. Các điểm nối giữa các đoạn có thể là điểm neo trơn hoặc điểm neo góc.

B. Độ cong tại mỗi điểm neo phụ thuộc điểm chỉ hướng và đường chỉ hướng.

C. Khi xác định điểm neo trên bản vẽ, cần xác định thêm các đoạn ở giữa để nối các điểm neo có sẵn.

D. Điểm neo góc thể hiện bởi một hình thoi.

Câu 12. Muốn đặt văn bản theo đường đã có, ta dùng lệnh gì?

A. File/ Put on Path.                                     B. Text/ Put the Path.

C. Text/ Put in Path.                                     D. Text/ Put on Path.

Câu 13. Muốn bỏ đặt văn bản theo đường, ta dùng lệnh gì?

A. Text/ Remove on Path.                           B. File/ Remove from Path.

C. Text/ Remove from Path.                                   D. File/ Remove on Path.

II. Phần tự luận.

Câu 1: Nêu các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng?

Câu 2: Em hãy kể ra những trường hợp có thể bị nhiễm phần mềm độc hại?

Câu 3: Em hãy kể ra các nguy cơ mất an toàn khi tham gia các mạng xã hội.

Câu 4: Em hãy nêu ví dụ về một hành vi vi phạm bản quyền đối với sản phẩm tin học?

Câu 5:

a) Phá khoá một phần mềm là hành vi vi phạm bản quyền. Việc sử dụng một phần mềm do người khác phá khoá có vi phạm bản quyền hay không?

b) Hình thức học trực tuyến rất phổ biến. Nhà cung cấp dịch vụ học trực tuyến phải chuẩn bị sẵn các học liệu có bản quyền. Khi mua một khoá học, người mua sẽ được sử dụng các học liệu của bài học và được cấp tài khoản để truy cập bài giảng. Một người mua một khoá học cho cả một nhóm bạn có bị coi là vi phạm bản quyền hay không?

Câu 6: Cho tình huống: Do mâu thuẫn ở một diễn đàn trên mạng, một nhóm nữ sinh đánh một bạn nữ khác. Các bạn xung quanh đã không can ngăn mà còn quay phim rồi đưa lên mạng xã hội. Do có nhiều bình luận thiếu thiện ý trên mạng xã hội dẫn đến xấu hổ với bạn bè, nạn nhân đã bỏ nhà đi mà không để lại lời nhắn.

Câu hỏi:

1. Trong tình huống trên, hành vi nào vi phạm pháp luật, hành vi nào vi phạm đạo đức?

2. Theo em, yếu tố nào của internet đã khiến sự việc trở nên trầm trọng mất kiểm soát.


Nội dung trả lời phần tự luận (tham khảo)

Câu 1: Nêu các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng?

Một số biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân:

-         Không ghi chép thông tin cá nhân ở những nơi mà người khác có thể đọc.

-         Giữ cho máy tính không bị nhiễm các phần mềm gián điệp.

-         Cẩn trọng khi truy cập mạng qua wifi công cộng vì hầu hết những trạm wifi công cộng không mã hóa thông tin khi truyền.

--------------------------------------

·         Không nhấp vào các đường link lạ ...

·         Sử dụng mật khẩu khó đoán. ...

·         Thay đổi mật khẩu định kỳ ...

·         Không tin tưởng người quen biết thông qua mạng. ...

·         Không chia sẻ thông tin cá nhân bừa bãi. ...

·         Luôn kiểm tra website cung cấp dịch vụ ...

·         Nhớ thực hiện đăng xuất.

Câu 2: Em hãy kể ra những trường hợp có thể bị nhiễm phần mềm độc hại?

-         Tải xuống phần mềm miễn phí từ Internet bí mật chứa phần mềm độc hại.

-         Tải phần mềm hợp pháp bí mật có kèm phần mềm độc hại

-         Truy cập vào trang web bị nhiễm phần mềm độc hại

-         Nhấn vào thông báo lỗi hoặc cửa sổ bật lên giả mạo bắt đầu tải xuống phần mềm độc hại

-         Không dùng phần mềm phòng chống phần mềm độc hại

-    Mở tệp đính kèm email chứa phần mềm độc hại.

-    


·         Câu 3: Em hãy kể ra các nguy cơ mất an toàn khi tham gia các mạng xã hội.

Các nguy cơ mất an toàn khi tham gia các mạng xã hội:

-         Tin giả và tin phản văn hóa

-         Lừa đảo trên mạng

-         Lộ thông tin cá nhân

-         Bắt nạt trên không gian mạng

-         Nghiện mạng

Câu 4: Em hãy nêu ví dụ về một hành vi vi phạm bản quyền đối với sản phẩm tin học?

-         Bạn X mua với giá rẻ một thẻ nhớ (USB) chứa các video âm nhạc mà người bán đã sưu tầm từ Internet không có thỏa thuận gì với tác giả hay ca sĩ biểu diễn.

-         Bạn Y mua một phần mềm có bản quyền trên đĩa CD. Sau khi cài đặt lên máy tính của mình, Y cài thêm trên máy của các bạn thân.

-        

Câu 5:

a)     Phá khoá một phần mềm là hành vi vi phạm bản quyền. Việc sử dụng một phần mềm do người khác phá khoá có vi phạm bản quyền hay không?

- Việc sử dụng một phần mềm do người khác phá khoá cũng là hành vi vi phạm bản quyền dù không trực tiếp phá khóa. 

b) Hình thức học trực tuyến rất phổ biến. Nhà cung cấp dịch vụ học trực tuyến phải chuẩn bị sẵn các học liệu có bản quyền. Khi mua một khoá học, người mua sẽ được sử dụng các học liệu của bài học và được cấp tài khoản để truy cập bài giảng. Một người mua một khoá học cho cả một nhóm bạn có bị coi là vi phạm bản quyền hay không?

- Một người mua một khoá học cho cả một nhóm bạn không là hành vi vi phạm bản quyền.

 

Câu 6: Cho tình huống: Do mâu thuẫn ở một diễn đàn trên mạng, một nhóm nữ sinh đánh một bạn nữ khác. Các bạn xung quanh đã không can ngăn mà còn quay phim rồi đưa lên mạng xã hội. Do có nhiều bình luận thiếu thiện ý trên mạng xã hội dẫn đến xấu hổ với bạn bè, nạn nhân đã bỏ nhà đi mà không để lại lời nhắn.

Câu hỏi:

1.      Trong tình huống trên, hành vi nào vi phạm pháp luật, hành vi nào vi phạm đạo đức?

- Việc đánh bạn bình thường là hành vi vi phạm đạo đức. Tuy nhiên ở mức độ nào đó hành vi đó sẽ trở thành vi phạm pháp luật, thậm chí ở mức hình sự (ví dụ gây thương tích từ 11% trở lên).

- Việc không can ngăn mà quay video đưa lên mạng  và vi phạm đạo đức vì đã cổ vũ cho bạo lực học đường.

2. Theo em, yếu tố nào của internet đã khiến sự việc trở nên trầm trọng mất kiểm soát.

- Internet đã làm trầm trọng sự việc vì tính quảng bá mạnh: nhanh, rộng và lâu dài, chưa kể nhiều người đọc còn bình phẩm theo chiều hướng tiêu cực.

 

1 nhận xét: