Chương II. CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN

Tóm tắt lí thuyết

  • Dữ liệu của bài toán được biểu diễn thông qua biến trong chương trình theo các quy tắc của ngôn ngữ lập trình cụ thể.
  • Kiểu dữ liệu của mọi ngôn ngữ lập trình chỉ cho phép mô tả các đại lượng rời rạc và hữu hạn.
  • Một chương trình thường có hai phần: Phần khai báo và phần thân chương trình. Phần khai báo có thể có hoặc không.
  • Kiểu dữ liệu chuẩn: Kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu kí tự, kiểu lôgic.
  • Các biến đều phải được khai báo và mỗi biến chỉ khai báo một lần.
  • Các phép toán: Số học, quan hệ và lôgic
  • Có ba loại biểu thức: Số học, quan hệ và loogic.
  • Các ngôn ngữ lập trình có:
    • Lệnh gán dùng để gán giá trị của biểu thức cho biến.
    • Các thủ tục chuẩn dùng để đưa dữ liệu vào và ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét